Độ cong mi - chắc chắn bạn đã nghe thuật ngữ này nhiều rồi. Tại sao hình dạng mi lại quan trọng đến vậy? Liệu độ cong chỉ đơn giản ảnh hưởng đến kết quả bề ngoài thôi hay có liên quan đến một cái gì đó khác? Làm sao để chọn độ cong cho loại mắt cụ thể? Hôm nay chúng tôi đã tổng hợp tất cả những thông tin cần thiết. Hãy đọc tiếp để tìm hiểu thêm.
Độ cong mi - là cái gì và tại sao lại quan trọng đến vậy?
Nói đơn giản thì độ cong mi là hình dạng của mi giả. Độ cong xác định góc của mi, điều này ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Nhờ vào việc chọn đúng độ cong mi thì chúng ta có thể tạo cảm giác mắt mở rộng hơn hoặc khép hẹp hơn, cũng như che giấu những khuyết điểm về nhan sắc như mí mắt chùng xuống. Đây là lý do tại sao những chuyên gia làm đẹp mi có kinh nghiệm luôn phải phân tích mắt đúng cách.
Độ cong mi - phân loại
Các loại độ cong được đánh dấu bằng các chữ trong bảng chữ cái, bắt đầu từ A (độ cong thấp nhất) và kết thúc bằng U. Lông mi có các góc khác nhau nhưng cũng biến đổi theo cách thức chúng cong lên, đặc biệt là những độ cong không chuẩn (như độ cong L). Trong tất cả những lựa chọn này, có một số loại độ cong phổ biến nhất mà mọi salon làm đẹp đều phục vụ do tính linh hoạt và hiệu quả tự nhiên của chúng.
- Độ cong A (J) - mi được uốn cong ở một góc khoảng 30°, trông rất tinh tế và sẽ rất tốt cho những người có mi tự nhiên thẳng,
- Độ cong B - một góc khoảng 45° có nghĩa là độ cong mi hơi lớn hơn, nhưng vẫn được coi là tự nhiên,
- Độ cong C - ở độ cong này thì góc là khoảng 60°, tương tự như độ cong B, mi có hình dạng rất tự nhiên, giống như mi tự nhiên sau khi sử dụng máy uốn mi,
- Độ cong D - được coi là độ cong nặng nhất trên thị trường với một góc khoảng 70°, thường được chọn bởi khách hàng muốn có hiệu ứng nổi bật hơn một chút,
- Độ cong L - một độ cong không tiêu chuẩn, vì mi khá thẳng đến một điểm nhất định và sau đó đột ngột cong lên phía trên - những sợi mi giả này rất thường được sử dụng trong trường hợp của những người có mi tự nhiên mọc hướng xuống. Nhờ cấu trúc cụ thể của mi, chuyên gia làm đẹp có thể đạt được hiệu ứng mi cong không quá lố,
- Độ cong M - cấu trúc rất giống với mi loại L, tuy nhiên, loại độ cong này mềm hơn so với trường hợp của độ cong L.
Phân tích mắt đúng cách
Để chọn độ cong mi phù hợp cho phương pháp nối đã chọn và phù hợp với kiểu mi mong muốn, một nghệ sĩ mi giỏi sẽ đánh giá mắt đúng cách và xác minh kiểu cong tốt nhất cho khách hàng của mình. Đôi khi, chỉ cần nhìn khung mắt thôi có thể biết độ cong mi nào sẽ phù hợp nhất trong trường hợp cụ thể. Ngoài ra cũng phải nhìn kỹ mi tự nhiên của khách hàng - bằng cách đánh giá vẻ ngoại hình của mi, từ đó sẽ dễ dàng hơn nhiều trong việc chọn độ dày mi giả phù hợp, không áp đảo mắt, không làm quá tải mi tự nhiên và duy trì độ bám lâu.
Một khía cạnh rất quan trọng khác của việc phân tích mắt là chuyên gia làm đẹp cần phát hiện ra những khuyết điểm tự nhiên như mí mắt chùng xuống. Cần phải xem xét kiểu mi nào sẽ là cách tốt nhất để che giấu những khuyết điểm như vậy. Đôi khi khách hàng không biết họ có những khuyến điểm này và đã chọn trước kiểu nối mi trước khi đến tiệm. Là những chuyên gia nối mi, chúng ta phải biết cách giải thích cho khách hàng sao cho dễ hiểu rằng một kiểu nối mi cụ thể có thể không phải là kiểu hợp nhất và nên thay thế bằng kiểu nào.
Độ cong mi vs. loại mắt
Việc chọn độ cong mi có quan trọng không khi nối mi? Theo chúng tôi thì chắc chắn là có. Độ cong mi cụ thể không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoại của mi giả mà còn có thể biến đổi diện mạo của toàn bộ khuôn mặt. Mi có khả năng che giấu mí mắt chùng xuống hoặc mắt hướng xuống, nhưng chọn sai mi cũng có thể khuếch đại đáng kể những hiệu ứng này. Hơn nữa, với mi giả thì nghệ sĩ mi có thể làm cho mắt trông nhỏ hơn hoặc lớn hơn, cũng như tạo ra ảo ảnh quang học cho mắt quá hẹp hoặc qua cách xa nhau. Mắt sâu hoặc mắt lồi cũng tương tự vậy.
Có những độ cong chuyên biệt cho các loại mắt nhất định nào?
- Mí mắt chùng xuống: độ cong mi phổ biến nhất là D, L và M. Độ cong mạnh che giấu phần da thừa trên mí mắt. Tốt nhất là dùng mi ngắn hoặc trung bình ở góc ngoài, trong khi bạn có thể an toàn chọn quạt mi dài hơn ở giữa.
- Mắt hướng xuống: khi góc mắt ngoài chùng xuống, tạo ra sự không đối xứng rõ rệt với góc mắt trong, không bao giờ dùng mi dài ở góc ngoài, vì điều này sẽ tăng cường hiệu ứng đáng kể. Làm việc từ góc trong đến góc ngoài, bạn có thể tăng độ cong mi từ từ (C và D).
- Mắt to: chọn mi có độ dài tối ưu (quá dài có thể tạo ra hiệu ứng phóng đại). Dùng chúng, hướng về góc mắt trong. Đáng chọn độ cong C, và bạn có thể sử dụng độ cong D khi bạn vượt qua mép giác mạc để làm cho mắt nhìn có vẻ dài hơn.
- Mắt nhỏ: chọn mi khá ngắn (mi dài sẽ làm cho mắt trông nhỏ hơn nữa), hướng chúng hơi ra ngoài, sử dụng độ cong C hoặc D bạn có thể mở rộng mắt.
- Mắt gần nhau: tốt nhất là chọn loại độ cong B hoặc C, và dùng mi ngắn ở góc trong và ở giữa. Bạn chỉ có thể dùng mi dài ở góc mắt ngoài để làm cho mắt dường như dài hơn. Tương tự, hướng mi nhẹ nhàng về góc ngoài của mắt.
- Mắt xa nhau: không dùng mi dài ở góc ngoài vì điều này sẽ làm sâu hiệu ứng không mong muốn. Cần phải đưa mắt lại gần nhau theo cách trực quan, vì vậy dùng mi thẳng mà không hướng chúng về góc mắt ngoài. Loại độ cong A, C và D sẽ phù hợp nhất ở đây.
- Mắt sâu: để làm cho chúng trông to hơn, chọn loại độ cong D hoặc L, sử dụng mi dài hơn ở phần giữa của mí mắt. Mắt sẽ trông có vẻ đẹp hơn, và bạn cũng có thể dễ dàng đồng thời che giấu mí mắt chùng xuống, đây là vấn đề rất phổ biến đối với những người có mắt như vậy.
- Mắt lồi: tránh các loại độ cong mạnh, nên dùng độ cong B và C, bạn cũng có thể thử nghiệm với độ cong A (J). Tốt nhất là sử dụng mi ngắn và chỉ dùng mi dài ở góc ngoài để làm cho mắt trông hẹp hơn một chút.
Chọn độ cong mi nào cho một kiểu nối mi cụ thể?
Việc chọn mi phù hợp cho kiểu đã chọn dựa trên một số quy tắc nhất định, nhưng một nghệ sĩ mi giỏi biết rằng cũng phải xem xét giải phẫu của mắt mỗi khách hàng nữa. Một khi bạn đã chọn một phương pháp nối mi cụ thể, cũng như hiệu ứng bạn muốn đạt được - đó là lúc chọn độ cong mi phù hợp. Dưới đây là một số mẹo có thể giúp bạn trong quá trình này.
- Các phong cách phẳng, như hiệu ứng mũi tên hoặc hiệu ứng mắt mèo được thiết kế để kéo dài góc ngoài của mắt. Chúng yêu cầu mi với độ cong nhẹ như loại M, L, hoặc B. Để có kết quả phù hợp mà vẫn giữ được vẻ tự nhiên, tốt hơn hết là đơn giản tránh độ cong mạnh.
- Hiệu ứng búp bê, hiệu ứng Kim, hiệu ứng cáo, và đôi khi hiệu ứng mắt mèo (tùy thuộc vào kết quả mong muốn) - những hiệu ứng này được thiết kế để mở rộng mắt một chút, vì vậy ở đây sẽ hợp với độ cong lớn hơn và chúng ta thường sử dụng mi C, CC, hoặc D.
- Hiệu ứng volume Nga hoặc hiệu ứng mi Hollywood cũng yêu cầu các loại độ cong nhẹ để kết quả không nhìn quá lố. Loại độ cong phổ biến nhất trong trường hợp này là độ cong B.
- Nối mi sử dụng các phương pháp volume nhẹ như 2D hoặc 3D sẽ cần chọn các loại độ cong khác nhau, tùy thuộc vào sở thích của khách hàng.
- Phương pháp 1:1 không có kiểu mi bổ sung cũng sẽ chấp nhận bất kỳ loại độ cong nào miễn là bạn nhớ phân tích loại mắt trước.
Các loại độ cong mi - có thể pha trộn không?
Chắc chắn là được! Mỗi sợi mi trên mắt chúng đều hoàn toàn khác nhau. Khi nối mi, bạn không cần phải chỉ sử dụng một loại mi. Bạn có thể tự do kết hợp chúng miễn là bạn chọn độ cong và độ dài mi phù hợp để tạo ra diện mạo mi hoàn hảo. Khi chọn mi với loại độ cong B hoặc C, bạn cần nhớ rằng mi độ cong C sẽ trông ngắn hơn so với loại B, ngay cả khi cả hai dải quạt mi đều dài 10 mm. Mi độ cong C chỉ cong hơn một chút so với mi độ cong B.